Không chỉ đối với niềng răng thưa mà niềng nói chung có đau không là câu hỏi và là lỗi lo lắng của rất nhiều trước khi quyết định niềng răng. Vậy niềng răng có hết hô không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và có quyết định có nền niềng răng hay không.
Niềng răng mặt lưỡi không đau
Đầu tiên, các bạn cần biết rằng niềng răng mặt lưỡi hoàn toàn không bị đau nếu được thực hiện bởi khí cụ tốt, bởi bác sĩ chuyên khoa với kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại. Bởi những chiếc mắc cài được gắn chặt vào răng, tạo nên lực kéo nhỏ, dần dần di chuyển răng về vị trí mong muốn.

Lực kéo này được phân bổ đều và từ từ nên không khiến người dùng bị đau nhức, có chăng chỉ là cảm giác hơi vướng víu, khó chịu trong những ngày đầu tiên. Sau khi đeo niềng răng được khoảng vài ngày, bạn sẽ dần quen và thấy thoải mái như bình thường, không hề bị ê buốt, đau nhức răng.
Niềng răng thưa thì có đau không?
Trên thực tế, sau khi khám và đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho hàm răng thưa, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng, sau khi gắn bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhức và ê ẩm ở răng, xương hàm do lực bắt đầu tác dụng. Nhưng bạn có thể yên tâm là chỉ gây khó chịu một chút chứ không đau đến lỗi bạn không chịu được.
- Giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài và đi dây cung, lực bắt đầu tác dụng lên răng, cảm giác đau và khó chịu ở trong miệng sẽ nhiều nhất do bệnh nhân chưa quen, đau chỉ kéo dài 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và biến mất. Ở một số bạn khả năng chịu đau kém, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để bệnh nhân dễ chịu hơn trong giai đoạn này.
- Với những lịch hẹn tiếp theo trung bình mỗi tháng 1 lần, bác sĩ sẽ tiếp tục tăng lực kéo lên răng. Do đã quen dần với lực tác dụng, cảm giác đau và khó chịu sẽ không còn nhiều như giai đoạn đầu nữa. Chính vì vậy bạn không cần quá lo lắng về vấn đề đau trong niềng răng thưa, nó sẽ không đau như bạn tưởng tượng đâu và sẽ được các bác sĩ kiểm soát rất tốt.

Nếu bạn vẫn quá lo lắng, chúng ta có rất nhiều cách để giảm đau trong niềng răng:
- Ăn những thực phẩm mềm, lỏng, ấm và dễ nhai, tránh những đồ quá cứng và dai.
- Súc miệng nước muối ấm hàng ngày.
- Chườm đá lạnh vào vùng bên ngoài miệng làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Sử dụng thuốc giảm đeo theo y lệnh của bác sĩ.
- Dùng sáp đắp vào những vùng vướng mắc vào môi má, tránh cọ sát làm viêm loét mô mềm.